Các bệnh thường gặp ở gà chọi gồm những gì? Nguyên nhân, biểu hiện và cách chữa các bệnh đó như thế nào?
Một trong những nội dung mà anh cần quan tâm khi nuôi chiến kê chính là phải nắm được các bệnh thường gặp ở gà chọi. Việc nắm được các loại bệnh phổ biến sẽ giúp sư kê phát hiện tình trạng bệnh của các chiến kê nhanh chóng và đưa ra các phương pháp điều trị hiệu quả nhất. Cùng webquayhu tìm hiểu chi tiết các bệnh thường gặp ở gà chọi anh em nhé!
Các bệnh thường gặp ở gà chọi
Các bệnh thường gặp ở gà chọi gồm những bệnh nào? Cách nhận biết biết và phòng tránh các bệnh mà gà chọi có thể mắc phải.
Bệnh thường gặp ở gà chọi là yếu tố mà các sư kê đều cần phải nắm được để có thể nuôi gà chọi một cách hiệu quả nhất. Vậy các bệnh thường gặp ở gà chọi gồm những gì? Cách nhận biết và điều trị các căn bệnh đó như thế nào?
Bệnh đậu mùa ở gà
Bệnh đậu gà là căn bệnh khá phổ biến ở các chiến kê mà anh em cần phải tránh để đảm bảo chúng luôn có một sức khỏe tuyệt đối. Bệnh đậu gà thường sẽ xuất hiện trong giai đoạn từ 25 đến 50 ngày tuổi và thường là do virus họ Poxviridae gây nên.

Nguyên nhân gây ra bệnh đậu gà
Virus thuộc họ Poxviridae được biết đến là nguyên nhân gây bệnh đậu mùa phổ biến nhất mà chúng ta cần biết. Bên cạnh đó ruồi, muỗi sẽ là vật thể gây lây lan mầm bệnh giữa các con gà thông qua việc đốt, cắn chủ thể.
Bệnh đậu mùa ở gà chọi cũng lây lan vô cùng nhanh chóng thông qua chất thải của các con gà đang mang bệnh. Nếu như các con gà khỏe vô tình giẫm phải thì việc nó có thể bị nhiễm bệnh là vô cùng cao. Hoặc đơn giản như là việc cọ xát giữa các chiến kê trong quá trình di chuyển.
Phòng bệnh đậu mùa ở gà
Như anh em đều đã biết đậu mùa là một trong các bệnh thường gặp ở gà chọi được rất nhiều sư kê quan tâm. Vậy cách phòng bệnh đậu mùa ở gà như thế nào? Dưới đây sẽ là những kinh nghiệm phòng bệnh đậu mùa anh em nhất định phải nắm được.

– Sử dụng vacxin phòng bệnh đậu mùa là biện pháp hiệu quả nhất để hạn chế nguy cơ có thể mắc bệnh đậu mùa ở gà. Theo đó anh em nên bổ sung vacxin cho gà ngay sau khi gà được 21 ngày tuổi là hiệu quả nhất.
– Đảm bảo vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, thông thoáng cũng là một trong những cách phòng bệnh đậu mùa hiệu quả nhất, không để cho ruồi, muỗi có môi trường để sinh sôi, nảy nở.
– Sát trùng chuồng trại bằng các loại thuốc chuyên dụng. Thông thường là nên phun khử khuẩn định kỳ từ 2-3 lần/tuần là hiệu quả nhất.
– Đối với phần nền chuồng, anh em nên kết hợp sử dụng thêm chất độn chuồng để đảm bảo giữ ấm cho các chiến kê một cách hiệu quả nhất.
– Sử dụng kết hợp bung lông, bật cựa dành cho gà chọi
– Anh em cũng nên bổ sung các loại vitamin, khoáng chất dành cho gà để tăng đề kháng cho chúng.
Bệnh thương hàn ở gà
Bệnh thương hàn cũng được biết tới là một trong các bệnh thường gặp ở gà chọi và cũng khiến rất nhiều sư kê cảm thấy hoang mang trong quá trình chăm sóc các chiến kê của mình. Vậy nguyên nhân và cách điều trị của bệnh thương hàn ở gà như thế nào?

Nguyên nhân gây bệnh
Virus gây nên bệnh thương hàn ở gà được biết với tên gọi là Virus Salmonella. Trong đó loại virus này cũng có tới 3 biến thể khác nhau và gây nên những bệnh khác nhau trên gà. Virus này có thể lây lan trên cả gà lớn và gà bé nên rất khó để có thể nhận ra và ngăn chặn sự lây lan của chúng.
Điều trị bệnh thương hàn

Để điều trị bệnh thương hàn ở gà, anh em có thể sử dụng các loại thuốc kháng sinh đặc trị như Colistin, Enrofloxacin, Norfloxacin,… Đây đều là các thuốc có khả năng ngăn chặn bệnh thương hàn khá hiệu quả.
Ngoài ra anh em cũng nên cho gà của mình sử dụng thêm một số loại thuốc bổ trợ, tăng đề kháng của chúng như B.complex A, D, C, E hay Electrolyte,…
Không những vậy để đảm bảo gà có đủ sức khỏe chống lại bệnh tật, anh em cũng cần đặc biệt quan tâm đến khu vực sinh sống hàng ngày của chúng. Cách tốt nhất là nên sử dụng các tấm ngăn gió, cản gió đảm bảo cho chúng có thể được giữ ấm cơ thể một cách hiệu quả nhất.
Bệnh đi ngoài ở gà
Nói đến các bệnh thường gặp ở gà chọi thì chắc chắn không thể bỏ qua bệnh đi ngoài. Đây cũng là một tình trạng bệnh khá phổ biến ở gà nói chung thì thể trạng và thân nhiệt của chúng khá kém, rất dễ bị cảm lạnh dẫn đến tiêu chảy, đi ngoài.

Triệu chứng của bệnh
Một trong những biểu hiện thông thường và dễ gặp nhất đối với bệnh đi ngoài này là phân gà sẽ có dạng nước lỏng, phân thường hay có màu xanh lẫn trắng, phân sống. Bên cạnh đó thể trạng của các chiến kê cũng hoàn toàn thay đổi với biểu hiện là ủ rũ, mệt mỏi, bỏ ăn và uống nhiều nước hơn rất nhiều.
Điều trị bệnh đi ngoài
Tuy nhiên có thể thấy bệnh đi ngoài cũng là một trong các bệnh thường gặp ở gà đã có phương pháp chữa nên khả năng khỏi bệnh là rất cao. Trong đó nước lá ổi chính là phương pháp phổ biến nhất được các sư kê sử dụng khi gà chọi bị tiêu chảy.
Nước là ổ được biết đến với vai trò giúp giảm xuất tiết, giảm các kích thích từ ruột và ngăn chặn các triệu chứng của bệnh đi ngoài hiệu quả nhất. Anh em chỉ cần cho các chiến kê của mình sử dụng một nắm lá ổi non giã với ít muối và đem cho chúng uống từng ít một. Hiệu quả nhận thấy rõ rệt chỉ sau một vài lần sử dụng.

Đối với các trường hợp bị đi ngoài nặng hơn thì anh em có thể kết hợp nước lá ổi, nước gạo cùng gừng để mang đến hiệu quả tốt hơn. Anh em chỉ cần đem 3 nguyên liệu đó đun lấy nước và để nguội rồi cho các chiến kê của mình uống. Nên duy trì như vậy trong khoảng 2-3 ngày để thấy hiệu quả không ngờ tới của phương thuốc dân gian này.
Ngoài ra hiện nay trên thị trường cũng đã có một số loại thuốc đặc trị cho bệnh đi ngoài ở gà chọi. Anh em có thể tham khảo các loại thuốc tại các cửa hàng thú ý, phân phối thuốc thú ý và cho chiến kê của mình uống theo đúng liều lượng của nhà sản xuất để chúng nhanh khỏi nhất.
Bệnh phổi ở gà

Nguyên nhân của bệnh phổi
Bệnh nấm phổi cũng là một trong các bệnh thường gặp ở gà chọi mà các anh em sư kê cần quan tâm. Theo đó bệnh này chủ yếu là do các loại nấm Aspergillus, Anigen bằng rất là nhiều cách khác nhau khiến cho người nuôi không thể kiểm soát được tình hình.
Bệnh thường sẽ xuất hiện ở các đàn gà từ 1 đến 20 ngày tuổi là phổ biến nhất mà anh em cần lưu ý.
Cách điều trị
Vậy làm thế nào để có thể chữa bệnh phổi ở gà chọi một cách hiệu quả nhất? Dưới đây sẽ là những cách điều trị mà cho gà chọi mà anh em nhất định phải nắm được. Cách điều trị bệnh phổi ở gà nhanh nhất là sử dụng các loại thuốc kháng sinh. Anh em có thể tham khảo ngay một số các loại thuốc kháng sinh như:
– Sử dụng Bio-Fungicide oral hoặc Bio-neo và anh em chỉ cần pha hỗn hợp đó với nước để cho các chiến kê đang bị bệnh uống.
– Dùng Bio-Ceptiofur hoặc Bio-Ceftri-Bactam để giúp các điều trị bệnh phổi ở gà chọi.
– Để tăng sức đề kháng tối đa cho các chiến kê, anh em cũng có thể cho chúng kết hợp sử dụng thêm B-Complex.
– Anh em cũng có thể bổ sung thêm men vi sinh để đảm bảo hồi phục và tăng cường sức đề kháng, chống chọi bệnh tật ở gà chọi.
Còn đối với các trường hợp gà chọi bị bệnh phổi do thời tiết thì anh em có thể sử dụng một số phương thuốc dân gian như tỏi, nghệ trộn chung với thức ăn và cho gà ăn. Tuy nhiên cách thức này sẽ chỉ phù hợp với những trường hợp gà bị ho nhẹ hoặc ho thông thường mà thôi.
Cách phòng tránh bệnh phổi

Có thể thấy bệnh phổi là một trong các bệnh thường gặp ở gà nên việc phòng tránh bệnh phổi là điều mà hầu hết các sư kê có nhiều kinh nghiệm đều phải nắm được. Anh em có thể chủ động phòng ngừa căn bệnh này theo nhiều cách như:
– Luôn dọn dẹp khu vực chuồng trại thường xuyên để đảm bảo nơi ở của chúng luôn được thoáng mát, quang đãng.
– Sử dụng các loại thuốc sát trùng thường xuyên theo định kỳ để đảm bảo hạn chế tối đa mọi loại vi khuẩn có thể xâm nhập và gây hại tức sức khỏe của các chiến kê.
– Anh em cũng nên giữ thói quen thường xuyên vệ sinh khu vực ăn uống của gà như máng ăn, máng uống nước, hạn chế để thức ăn rơi vãi ra các khu vực xung quanh.
– Luôn cung cấp đầy đủ các dưỡng chất, vitamin để tăng sức đề kháng tối đa cho các chiến kê. Đặc biệt là vào thời điểm thời tiết ẩm ướt, trời lạnh.
– Thường xuyên theo dõi biểu hiện của các chiến kê để đảm bảo có thể phát hiện kịp thời các bệnh thường gặp ở gà và tìm ra phương hướng chữa trị nhanh chóng nhất.
– Khi phát hiện gà bị bệnh hoặc có những triệu chứng nghi ngờ bị bệnh thì anh em nên cách ly gà bệnh ra khỏi khu vực chung ngay lập tức, tránh tối đa tình trạng lây lan cho cả đàn gà.
Gà bị khô chân chướng diều
Tình trạng khô chân chướng diều cũng là một trong các bệnh thường gặp ở gà mà các sư kê nên cân nhắc trong quá trình chăm sóc các chiến kê. Căn bệnh này thường sẽ gặp ở gà chọi còn non hoặc tầm khoảng dưới 1kg đổ xuống.

Nguyên nhân gà bị khô chân, chướng diều
Vậy nguyên nhân dẫn đến tình trạng gà bị khô chân, chướng diều là gì? Vì sao gà lại có thể gặp phải tình trạng này? Thực tế có thể thấy căn bệnh này phần nhiều là do gà chọi bị mất nước và tình trạng mất nước đã kéo dài trong một thời gian.
Bên cạnh đó đôi khi cũng có thể là do một loại bệnh lý nào đó khiến cho các chiến kê có thể bỏ ăn uống và dẫn đến việc cơ thể bị gầy đi trông thấy, phần lông cánh cũng xơ xác, thiếu sức sống. Vì vậy anh em sẽ cần phải quan sát thường xuyên để có thể phát hiện kịp thời tình trạng bệnh này.
Cách chữa trị
Vậy làm thế nào để có thể chữa trị tình trạng gà bị khô chân, chướng diều. Thực tế tùy vào từng giai đoạn bị bệnh mà anh em sư kê có thể đưa ra những phương hướng điều trị riêng cho chiến kê của mình và đảm bảo giúp chúng có thể hồi phục nhanh chóng nhất.

Đối với tình trạng bệnh liên quan đến nấm diều thì anh em có thể sử dụng các loại thuốc kháng sinh đặc trị đã có sẵn trên thị trường hiện nay như Mekosal, Mekozym,… Cách sử dụng cũng rất đơn giản, anh em chỉ cần pha với nước và cho gà uống trực tiếp trong mỗi bữa là được. Cách thức này thường được thấy sử dụng nhiều nhất là ở trên gà con.
Bên cạnh đó đối với những sư kê đã có nhiều kinh nghiệm chăm sóc gà chọi thì hầu hết mọi người sẽ lựa chọn cách điều trị thủ công, truyền thống. Tuy nhiên phương pháp này cũng mang lại những kết quả vô cùng tích cực và vẫn được rất nhiều anh em áp dụng hiện nay.
Đầu tiên anh em sẽ cần phải sử dụng ống tiêm và bơm sẵn nước để đưa nước trực tiếp vào miệng của các chiến kê. Nước sẽ đi theo đường từ gốc lưỡi vào họng gà sao cho tránh để nước có thể bị chảy vào phần lỗ thở.
Một lưu ý khi thực hiện cách thức này là anh em cần phải đã có kinh nghiệm còn nếu không anh em nên nhờ những người đã có kinh nghiệm để tránh việc có thể khiến gà bị ngộp thở hoặc đôi khi là mất mạng.
Sau khi đã tiến hành xong việc bơm nước vào diều của gà, anh em sẽ tiếp tục bằng cách matxa diều để giúp chúng được thư giãn cũng như kích thích hệ tiêu hóa của chúng một cách tốt nhất. Khi thực hiện anh em cũng nên cho gà nằm ngửa ra là tốt nhất, tránh việc thức ăn có thể bị đi ngược vào trong.
Trong trường hợp gà có thể sẽ bị thở gấp thì anh em nên đợi gà ổn định lại rồi mới tiếp tục thực hiện việc xoa bóp cho gà.
Bệnh tụ huyết trùng ở gà chọi
Một trong cách bệnh thường gặp ở gà chọi chắc chắn không thể bỏ qua bệnh tụ huyết trùng. Để có thể điều trị hiệu quả nhất với căn bệnh này, anh em cũng cần phải nắm được một số thông tin dưới đây.
Biểu hiện của bệnh tụ huyết

Có thể thấy bệnh tụ huyết ở gà thường sẽ xuất hiện chủ yếu với 3 trạng hay 3 cấp độ như sau:
– Rất cấp tính là biểu hiện nặng nhất của căn bệnh này ở các chiến kê. Trong đó khi bệnh đang ở giai đoạn này, gà sẽ thường chết rất nhanh. Nếu như anh em không thường xuyên quan sát các chiến kê của mình thì rất khó để giữ lại mạng sống cho chúng. Thông thường biểu hiện rõ ràng nhất chỉ là chúng đứng rũ ra rồi lăn ra chết chỉ sau 1-2 tiếng đồng hồ mà thôi.
– Cấp tính là mức độ nhẹ nhàng hơn của căn bệnh này. Theo đó gà thường sẽ có các dấu hiệu như bỏ ăn, chán ăn, sốt cao, thậm chí nhiệt độ có thể lên tới 43 độ. Bên cạnh đó anh em sẽ thấy cánh của chúng thường sã ra, rất ít cử động hoặc không cử động luôn.
Nước từ mũi và miệng cũng sẽ chảy ra khá nhiều cùng với đó là đi ngoài ra phân màu trắng xanh hoặc đôi khi là phân đỏ tươi. Một biểu hiện nữa là gà có thể thở gấp, thở khó và mào gà bắt đầu chuyển sang màu thâm tím, rất dễ phân biệt với gà khỏe mạnh bình thường.
– Mãn tính là tình trạng mà các chiến kê sẽ phải mang theo căn bệnh này cả đời. Theo đó anh em cũng nên chú ý các biểu hiện để chăm sóc các chiến kê một cách hiệu quả nhất. Gà thường sẽ gầy gò ốm yếu hơn, các khớp hay bị sưng tấy. Phần mào và tích gà cũng sẽ sưng một cách bất thường. Đặc biệt khi đi ngoài, phân gà sẽ có màu vàng kèm theo là các chất lỏng, chất nhầy.
Cách điều trị bệnh

Đối với bệnh tụ huyết trùng ở gà chọi thì cách tốt nhất là anh em nên sử dụng các loại thuốc kháng sinh đặc trị cho bệnh bạch lỵ, nhiễm khuẩn của mình.
– Sử dụng thuốc Flumequin-20 với 20ml/100kgP/ngày, dùng liên tục trong 3 ngày.
– Sử dụng Flumex-30 với 15ml/100kgP/ngày, dùng liên tục trong 3 ngày.
– Sử dụng thuốc Norflox-10 với 25ml/100kgP/ngày và nên cho gà dùng trong vòng 3 ngày liên tục.
– Thuốc Enro-10 với 25ml/100kgP/ngày và nên cho gà dùng liên tục trong vòng 3 ngày.
– Thuốc T-Colivit với 20g/100kgP/ngày và cũng cho gà dùng liên tục trong vòng 3 ngày.
– Thuốc T-Avimycin với 20g/100kgP/ngày và có thể cho gà dùng trong vòng 3 ngày
– Thuốc Flox. C với 20g/100kgP/ngày và cũng dùng liên tục trong vòng 3 ngày.
– T.Umgiaca với 20g/100kgP/ngày và để gà sử dụng trong vòng 3 ngày liên tiếp.
Ngoài ra anh em cũng nên cho gà uống bổ sung thêm một số thuốc như vitamin, điện giải để đảm bảo có thể tăng sức đề kháng tối đa cho các chiến kê.
Bệnh Marek ở gà

Bệnh Marek chắc hẳn cũng không còn là cái tên quá xa lạ đối với các anh em game thủ trong quá trình nuôi gà đá. Đây cũng là một trong các bệnh thường gặp ở gà chọi mà anh em nhất định phải nắm được để kịp thời xử lý nếu như chiến kê của mình có thể mắc phải.
Biểu hiện của bệnh Marek ở gà
Vậy làm thế nào để có thể nhận biết được bệnh Marek ở gà chọi. Thông thường gà bị liệt sẽ có biểu hiện như cơ đùi bị sưng to, ngón chân thường dính hoặc quặm lại với nhau. Bên cạnh đó chúng cũng có thể xuất hiện một số biểu hiện như đi ngoài, cơ thể mệt mỏi, ủ rũ.
Đối với những trường hợp bị bệnh nặng thì cơ thể có thể bị ủ rũ nhanh chóng, chân gà duỗi thẳng một trước một sau và có biểu hiện ngửa lên trời. Bên cạnh đó các chiến kê cũng có thể xuất hiện tình trạng như khó thở hay khối u xuất hiện trong gan, lá lách, phổi hay thành ruột và khiến chúng có thể bỏ ăn hoặc nặng nhất là mắt có thể bị mũ vĩnh viễn.
Điều trị bệnh Marek

Hiện nay căn bệnh Marek cũng hoàn toàn chưa có vacxin chữa đặc trị nên cách tốt nhất khi anh em thấy gà của mình có một số biểu hiện như bệnh Marek thì tốt nhất là anh em nên thực hiện việc cách ly gà bệnh ra khỏi đàn càng nhanh càng tốt.
Đối với những con không thể qua khỏi thì anh em nên lựa chọn cách tiêu hủy an toàn như thiêu ở nhiệt độ cao, tuyệt đối không nên tiêu hủy bằng cách chôn dưới đất để đảm bảo có thể hạn chế tối đa tình trạng virus có thể xâm nhập vào nguồn đất, nguồn nước.
Bệnh Newcastle ở gà chọi
Một trong các bệnh thường gặp ở gà chọi cũng được rất nhiều người chơi quan tâm có thể nhắc tới cái tên Newcastle. Theo đó loại bệnh này được đánh giá là một trong những bệnh có tỷ lệ tử vong vô cùng cao. Theo đó anh em sẽ cần phải thực hiện cách ly gà bệnh một cách nhanh chóng nhất đảm bảo không làm ảnh hưởng tới cả đàn gà.
Biểu hiện của gà chọi bị bệnh Newcastle

Vậy biểu hiện của gà bị bệnh Newcastle là gì? Làm thế nào để nhận biết được gà bị bệnh Newcastle để có thể đưa ra hướng điều trị một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất? Anh em nên quan sát thường xuyên để đảm bảo có thể phát hiện sớm nhất. Dưới đây sẽ là những biểu hiện cụ thể của bệnh Newcastle mà anh em có thể tham khảo như:
– Trạng thái rất cấp tính của bệnh là gà sẽ chết ngay sau vài giờ nhiễm bệnh mà hầu hết đều không có bất cứ triệu chứng cụ thể hay rõ rệt nào.
– Trạng thái cấp tính ở bệnh Newcastle của gà chọi là tình trạng gà có thể ủ rũ, bỏ ăn, cánh dã xuống hoặc chảy nhớt màu trắng, đỏ thường xuyên. Bên cạnh đó một số các biểu hiện mà anh em cũng có thể gặp phải như thở gấp, thở yếu, vừa đi ngoài lại vừa bị táo bón và phân sẽ hay có màu xanh hoặc trắng. Ngoài ra biểu hiện nặng hơn có thể gặp phải là gà bị sốt cao và mào gà sẽ chuyển sang màu đỏ và thường thì chúng sẽ chết chỉ sau khoảng 2-3 ngày phát bệnh mà thôi.
– Trạng thái mãn tính: Với trường hợp bệnh Newcastle mãn tính ở gà thì các chiến kê thường sẽ có một số biểu hiện như gà hay bị nghẹo cổ ra phía sau. Gà mổ thức ăn sẽ không được chính xác và thường bị lên cơn động kinh hay co giật.
Điều trị bệnh Newcastle
Hiện nay trên thị trường cũng hoàn toàn chưa có bất cứ bất cứ loại thuốc đặc trị nào cho căn bệnh này. Chính vì vậy anh em nên tập trung vào việc phòng chống để đảm bảo có thể có thể ngăn chặn được việc các chiến kê có thể mắc phải căn bệnh này.

Dưới đây sẽ là những kinh nghiệm phòng chống bệnh Newcastle mà anh em sư kế nhất định phải nắm được như:
– Anh em khi nuôi gà chọi nên nuôi thành đàn nhưng chia theo từng lứa tuổi, tránh việc nuôi lẫn nhiều độ tuổi với nhau có thể khiến cho gà non dễ bị mắc nhiều bệnh hơn.
– Các sư kê cần phải đảm bảo nguồn thức ăn tốt nhất cho các chiến kê và đặc biệt nguồn nước, thức ăn cũng luôn phải sạch sẽ.
– Các chiến kê mới mua về thì không nên để chung ngay với gà đã nuôi trước. Sau đó anh em nên kiểm tra tình trạng của nó sau một thời gian rồi mới cho vào chuồng nuôi chung.
– Khi phát hiện một trong số các chiến kê của mình có những biểu hiện bệnh bất thường thì anh em nên nhanh chóng thực hiện việc cách ly để đảm bảo chúng không làm lây lan cho cả đàn. Sau đó theo dõi gà bệnh để có thể đưa ra những phương pháp điều trị hiệu quả nhất.
– Anh em có thể sử dụng thêm Vacxin Lasota để nhỏ vào mũi hoặc hoặc miệng gà để tăng sức đề kháng cho các chiến kê của mình.
– Ngoài ra anh em cũng có thể thực hiện việc tiêm Vacxin phòng bệnh Newcastle khi các chiến kê đạt khoảng 60 hoặc 135 ngày tuổi..
Ngoài ra các anh em có thể tham khảo thêm một số bài thuốc Đông y được nhiều anh em sư kê truyền tai nhau như Sài hồ, Sinh địa, Hoàng Liên, Trắc bá diệp hay đơn bì. Bên cạnh đó một trong những nguyên liệu anh em cũng nên tham khảo như tỏi hoặc gừng là hiệu quả nhất.
Bệnh bạch lỵ ở gà
Một trong các bệnh thường gặp ở gà chọi mà anh em không thể không tìm hiểu chính là bệnh bạch lỵ. Bệnh này thường được biết tới với cái tên là bệnh tiêu chảy ở gà chọi. Thường thì sẽ có rất nhiều nguyên nhân khiến gà bị mắc bệnh và theo đó hầu hết chúng đều sẽ chết ở tuần thứ 4 hoặc thứ 5.

Triệu chứng của bệnh bạch lỵ
Khi mắc phải bệnh bạch lỵ các chiến kê thường sẽ có biểu hiện như gà bỏ ăn, cơ thể ủ rũ và chúng thường sẽ có thói quen tụ thành một đám. Đặc biệt khi đi ngoài anh em sẽ thường thấy chúng có tình trạng là phân bết dính ở hậu môn, đi phân lỏng có màu trắng hoặc xanh.
Nếu như đã qua khoảng 15-20 ngày mà các chiến kê vẫn mang những mầm bệnh thì khả năng chúng có thể di truyền cho con là vô cùng cao. Mặc dù gà có thể khỏi được bệnh nhưng khả năng cao vẫn để lại rất nhiều các biến chứng nghiêm trọng như gà bị què, thần kinh, chậm lớn hay thậm chí có thể phát triển thành bệnh thương hàn.
Đối với những chiến kê đã lớn thì anh em sẽ thấy xuất hiện các tình trạng mãn tính như gà mái nếu nhiễm bệnh khi đẻ ra trứng sẽ thấy có hiện tượng là trứng bị méo và không được như những quả trứng bình thường khác.
Điều trị bệnh bạch lỵ ở gà
Cách thức điều trị bệnh bạch lỵ ở gà chọi phổ biến nhất là sử dụng thuốc kháng sinh như Norfloxacin, Florphenicol, Enrofloxacin,… theo đúng liều lượng được khuyến cáo từ nhà sản xuất. Bên cạnh đó anh em cũng nên kết hợp cho chúng uống thêm một số loại vitamin và các loại điện giải khác.
Cách phòng bệnh bạch lỵ ở gà
– Anh em cần phải đảm bảo giữ khu vực chuồng trại của chúng luôn được sạch sẽ, thông thoáng.
– Bên cạnh đó anh em cũng nên khử trùng định kỳ để đảm bảo có thể tiêu diệt mọi mầm bệnh có thể gây hại cho các chiến kê.
– Đảm bảo nguồn dinh dưỡng cần thiết giúp các chiến kê có đủ sức khỏe, sức đề kháng tốt để chống lại mọi nguồn bệnh.
– Cần phải nắm rõ quy trình chăn nuôi gà chọi và quan sát thường xuyên để phát hiện kịp thời cũng như hạn chế tối đa tình trạng lây lan dịch bệnh trong đàn.

Bệnh APV ở gà chọi
Bệnh APV cũng là một trong các bệnh thường gặp ở gà chọi mà anh em cần quan tâm tìm hiểu có được cách điều trị cho gà hiệu quả nhất. Bệnh APV hiện chưa có vacxin phòng bệnh đặc thù nhưng vẫn có các phương pháp để giúp chữa khỏi căn bệnh này cho gà.

Nguyên nhân gây bệnh APV cho gà
Bệnh APV ở gà hiện nay thường được biết đến là căn bện ở gà chọi do vi khuẩn Avian pneumovirus gây ra. Loại virus này thường gây ra bệnh ở gà thông qua đường hô hấp tương tự như căn bệnh Coryza trên gà.
Căn bệnh này mặc dù không còn quá xa lạ với các sư kê có nhiều kinh nghiệm chăm sóc gà chọi. Tuy nhiên nếu không đưa ra đúng phác đồ điều trị cho căn bệnh này thì rất có thể sẽ gây nên những hậu quả vô cùng nghiêm trọng cho gà bệnh cũng như lây lan cho cả đàn gà.
Biểu hiện của bệnh APV gà chọi
Để có thể kịp thời phát hiện ra tình trạng bệnh của gà, anh em cũng cần phải nắm được các biểu hiện cụ thể của bệnh ngay bên dưới đây. Những biểu hiện thường gặp nhất khi gà mắc bệnh này có thể nhắc tới như:
– Mắt gà bị bệnh thường sẽ hay xuất hiện bọt và bị chảy nước mắt.
– Gà thường hay bị khó thở, thở một cách nặng nề.
– Gà bị sổ mũi, sưng mặt cũng như một số biểu hiện khác như phù da dầu, đầu sưng to,…
– Gà bị ốm yếu hơn, mắt có tình trạng bị viêm nặng hoặc nguy hiểm nhất có thể sẽ bị mù.
– Trứng gà cũng được đánh giá là có hình dạng hoàn toàn không được bình thường, chất lượng cũng kém hơn.
Cách phòng bệnh APV ở gà

– Anh em nên quan sát đàn gà của mình thường xuyên để đảm bảo có thể cách ly kịp thời các chiến kê có triệu chứng bị bệnh APV. Tốt nhất là nên cách ly đàn gà thật xa để tránh tình trạng lây lan.
– Sử dụng các biện pháp tối ưu để có thể sử trùng toàn bộ chuồng trại cũng như các dụng cụ ăn uống của mình.
– Nếu như cần phải sử dụng vacxin thì tốt nhất là anh em nên sử dụng các loại vacxin của bệnh kế phát. Ví dụ như các chiến kê đang có biểu hiện gì thì sẽ dùng vacxin cho biểu hiện bệnh đó.
– Đối với nguồn thức ăn thì anh em cũng có thể cho thêm một số loại men vi sinh để tăng khả năng đề kháng và ổn định đường ruột của chúng.
Gà bị bệnh khò khè
Bệnh khò khè cũng được biết tới là một trong các bệnh thường gặp ở gà chọi được rất nhiều anh em sư kê quan tâm. Căn bệnh này hoàn toàn không khó chữa nhưng có thể thấy chúng xuất hiện khá dai dẳng và làm cho các chiến kê có thể bị ảnh hưởng tới khả năng thi đấu.

Nguyên nhân gà bị khò khè
Gà bị khò khè thường xuất hiện trong lúc các chiến kê vừa kết thúc trận đấu hoặc các thời điểm thời tiết giao mùa, chuyển mùa. Nguyên nhân khiến cho gà dễ bị mắc bệnh khò khè là do chuồng trại không được che chắn kỹ, chuồng trại dễ bị gió lùa vào khiến gà có thể mắc cảm lạnh.
Bên cạnh đó sau khi tham gia chiến đấu, nhiều sư kê không chú ý tới việ vệ sinh sạch sẽ cho chúng. Rất ít sư kê có thói quen chăm sóc gà sau khi chiến đấu như lau nước ấm, om bóp bằng rượu cho chúng.
Cách chữa bệnh cho gà bị khò khè
Hiện nay trên thị trường đã có rất nhiều loại thuốc có thể giúp anh em giải quyết được tình trạng gà bị khò khè. Trong đó cụ thể nhất chính là sử dụng các loại thuốc tây được bán sẵn tại các thú ý. Dưới đây sẽ là cách sử dụng thuốc chữa khò khè ở gà hiệu quả nhất.

Bước 1: Anh em sử dụng thuốc đặc trị bệnh khò khè ở gà là Ery trong vòng 3 ngày.
– Ngày 1 và ngày 2, anh em cho uống 2 lần vào buổi sáng và chiều, mỗi lần chỉ cho uống nửa viên là đủ.
– Ngày thứ 3 chỉ cho uống 1 viên vào buổi sáng.
Bước 2: Nếu sau khi cho sử dụng thuốc Ery mà không thấy hiệu quả thì anh em có thể sử dụng thêm thuốc Hen đỏ của Thái để đảm bảo tác dụng nhanh nhất. Tuy nhiên chỉ khi gà bị khò khè nặng thì anh em mới nên dùng cách thức này thôi nhé.
Gà bị nấm họng
Nấm họng cũng được biết tới là một trong các bệnh thường gặp ở gà chọi khiến nhiều anh em sư kê phải cảm thấy đau đầu. Bệnh nấm họng này thực chất được gây ra bởi các loại men như Candida albicans có thể gây nên các vấn đề liên quan trực tiếp tới hệ tiêu hóa của gà.
Nguyên nhân gây bệnh nấm họng ở gà

Tùy vào tình trạng của từng chiến kê, anh em có thể xác định được nhiều nguyên nhân gây bệnh khác nhau của bệnh này như:
– Các dụng cụ ăn uống của chúng có thể bị nhiễm khuẩn và gây ảnh hưởng trực tiếp tới họng gà.
– Thức ăn của các chiến kê không được đảm bảo vệ sinh, không được nấu chín,..
– Thuốc kháng sinh được trộn trong thức ăn nhưng lâu ngày không được thay rửa cũng là điều kiện có thể sinh ra vi khuẩn cho gà chọi.
Điều trị bệnh nấm họng
– Phương pháp thủ công
Để điều trị nấm họng ở gà chọi, anh em cũng có thể tham khảo một số biện pháp chữa nấm họng thủ công được nhiều sư kê sử dụng. Đầu tiên anh em chỉ cần dùng que hoặc đầu tăm bông sau đó đưa vào họng gà để loại bỏ hoàn toàn những cặn bẩn vẫn đang bám trên họng của gà.
Sau đó anh em có thể xử lý tiếp bằng cách dùng nước muối sinh lý để rửa sạch. Tiếp theo anh em có thể sử dụng thuốc xanh và bôi vào toàn bộ phần nấm họng đó một cách nhẹ nhàng nhất. Ngoài ra anh em cũng có thể kết hợp cho chúng sử dụng thêm một số loại men vi sinh để tăng đề kháng và giúp gà hấp thụ một cách tốt hơn.
Đặc biệt anh em sẽ cần phải thay toàn bộ thức ăn, đồ uống trong chuồng để tránh gà có thể bị nhiễm khuẩn từ thức ăn cũ.
– Phương pháp thuốc kháng sinh
Ngoài các phương pháp thủ công thì anh em cũng có thể thực hiện điều trị trực tiếp bằng thuốc kháng sinh chuyên dụng cho bệnh nấm họng ở gà chọi. Các loại thuốc điều trị tình trạng bệnh này bao gồm:

– Fungicid 20g
– Vitamin ADE 20g
– Flumequin 20g
Anh em có thể sử dụng thuốc theo đúng các hướng dẫn từ nhà sản xuất để đảm bảo gà có thể khỏi bệnh một cách nhanh chóng nhất. Bên cạnh đó anh em nên cho gà trị bệnh trong khoảng 4-5 ngày liên tiếp để bệnh được trị một cách triệt để.
Gà chọi bị yếu chân
Gà chọi bị yếu chân cũng là một trong các bệnh thường gặp ở gà chọi cũng được rất nhiều anh em game thủ quan tâm, theo dõi. Theo đó có rất nhiều nguyên nhân có thể gây nên tình trạng này nhưng không phải sư kê nào cũng nắm được.
Nguyên nhân gà chọi bị yếu chân
Vậy nguyên nhân nào khiến cho gà chọi bị yếu chân? Để có thể điều trị bệnh yếu chân ở gà hiệu quả nhất, anh em cũng cần phải nắm được những nguyên nhân gây nên bệnh một cách chính xác nhất như:
– Gà chọi còn non tơ nên lực chân sẽ khá yếu vì chưa được luyện tập nhiều.
– Các vấn đề yếu chân ở gà chọi có thể là do các chấn thương sau các trận đấu vẫn chưa kịp hồi phục hoàn toàn.
– Gà bị yếu chân có thể là do di truyền từ thế hệ bố mẹ, ông bà của chúng.
– Gà chọi không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng khiến cho gà chậm phát triển và chân có thể bị yếu.
– Một số bệnh thường gặp ở chân tấn công của các chiến kê.
Cách chữa bệnh chân yếu ở gà chọi
Để có thể khắc phục được tình trạng yếu chân ở gà chọi, anh em nên kết hợp các phương pháp điều trị với chế độ luyện tập cho chúng. Một số bài luyện tập mà anh em nên sử dụng cho các chiến kê bị yếu chân gồm có chạy lồng, thả từ cao cho chúng tập phản xạ chân,…
Bệnh đậu gà
Nói đến các bệnh thường gặp ở gà chọi thì chắc chắn anh em không thể bỏ qua cái tên bệnh đậu gà. Đây cũng là một trong những loại bệnh truyền nhiễm do virus gây ra trên gia cầm và trong đó có gà chọi. Đặc điểm nhận dạng của chúng là gây nên những nốt đậu ở những vùng da không có lông của gà. Bệnh còn có thể gây nên các biến chứng liên quan đến hô hấp nhưn miệng, hầu, thực quản.
Các triệu chứng của bệnh đậu gà
Đối với bệnh đậu gà, anh em sẽ thấy bệnh được chia thành 3 thẻ khác nhau và mức độ nặng nhẹ của từng thể cũng không giống nhau. Trong đó các thể thường thấy nhất sẽ bao gồm:
– Thể ngoài da
Thể này thường sẽ gặp ở những chiến kê đã trưởng thành và anh em sẽ thấy biểu hiện rõ ràng thông qua các vết mụn ở những vùng không có lông của gà chọi. Ban đầu mụn sẽ rất nhỏ và sau đó sẽ chuyển biến thành các mụn nước khá to.
– Thể niêm mạc
Thể này của bệnh đậu gà thường sẽ gặp ở những con gà chọi từ 3-4 tuần tuổi. Biểu hiện cụ thể của bệnh này là chúng sẽ bắt đầu chán ăn, bỏ ăn và sốt cao, ủ rũ. Bên cạnh đó ở niêm mạc phần trên của hô hấp như hầu, vòm miệng cũng sẽ xuất hiện các màng giả và có thể kèm theo máu hoặc mủ.
– Thể hỗn hợp
Đối với thể hỗn hợp của bệnh đậu mùa, anh em sẽ thấy chúng thường xảy ra ở gà con và quá trình phát triển bệnh cũng khá nhanh. Triệu chứng của bệnh cũng sẽ xuất hiện ở cả ngoài da và vùng niêm mạc nên anh em có thể dễ dàng nhận ra.
Cách chữa trị bệnh đậu gà
Có thể thấy bệnh đậu gà cũng là một trong các bệnh thường gặp ở gà nhưng hoàn toàn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Chính vì vậy các tốt nhất là anh em nên phòng tránh bệnh thật tốt cho các chiến kê của mình.
Đối với trường hợp nhẹ anh em có thể sử dụng Xanh metylen để bôi lên các vết mụn và tăng cường bổ sung vitamin A cho gà. Còn đối với trường hợp đã quá nặng thì anh em nên tiêu hủy và khử trùng thật sạch sẽ để tránh lây lan cho các con gà khác.
Bệnh lậu đế
Bệnh lậu đế cũng được biết tới là một trong các bệnh thường gặp ở gà được rất nhiều anh em sư kê quan tâm trong thời gian vừa qua. Gà bị lậu đế cũng là một trong những vấn đề khiến nhiều sư kê cảm thấy đau đầu bởi khả năng chiến đấu của chúng sẽ bị giảm đi khá nhiều.

Nguyên nhân gây bệnh lậu đế
Lậu đế ở gà còn được biết tới với cái tên là bệnh thối đế do gà bị tổn thương lâu ngày ở phần chân và dẫn đến việc bị nhiễm trùng, lở loét ở chân. Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng ngày ở gà chọi như
– Nguyên nhân do gà di chuyển và không may dẫm phải những vật sắc nhọn mà không được xử lý vết thương kịp thời
– Sàn chuồng cứng, gỉ sắt cũng là nguyên nhân khiến cho gà chọi mắc bệnh lậu đế.
– Gà tham gia chiến đấu bị đối thủ gây tổn thương đến phần chân nhưng không được phát hiện và chữa trị kịp thời.
Cách chữa bệnh lậu đế ở gà
Vậy làm thế nào để chữa bệnh lậu đế ở gà, có rất nhiều cách để anh em có thể khắc phục được tình trạng này. Tuy nhiên nếu phát hiện càng sớm thì tỷ lệ chữa thành công lại càng cao và ngược lại. Vì vậy anh em cần phải đảm bảo luôn quan sát để xử lý mọi vấn đề của gà chọi.
– Cách chữa với bệnh lậu đế nhẹ
Với trường hợp gà chỉ mới chớm bị lậu đế thì anh em chỉ cần sử dụng vôi bột để trộn vào phần nền cát nơi gà di chuyển hàng ngày với tỷ lê là 5 vôi – 1 cát.
– Đối với gà bị lâu đế ở mức trung bình
Gà bị lậu đế ở mức trung bình tức là tình trạng bệnh mới chỉ chớm ăn vào phần thịt đế. Tình trạng này cũng được đánh giá là chưa đến mức quá nguy hiểm và khó chữa. Theo đó để chữa cho các chiến kế anh em chỉ cần thực hiện việc trộn vôi bột với cát chuồng và nên thay hàng ngày để đảm bảo khử khuẩn tốt nhất.

Bên cạnh đó anh em lấy một chậu nước to và bỏ thêm muối với phèn chua rồi cho chân gà vào ngâm khoảng 30 đến 60 phút. Anh em nên dùng thêm nhíp để bóc dần các lớp bã ra để làm sạch khu vực đang có nguy cơ.
– Đối với gà bị lậu đế nặng
Tình trạng bị lậu đế nặng là một vấn đề mà các sư kê cũng cần phải đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên thực tế khi gà đã bị lậu đế quá nặng thì khả năng hồi phục được 100% là không thể. Anh em chỉ có thể thực hiện mổ để lấy hết bã ra tuy nhiên khả năng chiến đấu của chúng cũng sẽ bị giảm đi rất nhiều. Vì vậy nhiều sư kê đã lựa chọn bỏ và chỉ dùng chiến kê đó để đúc mái mà thôi.
Trên đây vẫn chưa hoàn toàn đầy đủ tất cả các bệnh thường gặp ở gà chọi tuy nhiên cũng phần nào có tất cả những bệnh phổ biến nhất mà anh em cần nắm được. Hy vọng với những chia sẻ chi tiết trên đây sẽ giúp anh em có thêm kinh nghiệm chăm sóc các chiến kê của mình tốt nhất.